Tác giảTác giả: Jeffrey CammackCập nhật: September 24, 2019

Cập nhật lần cuối vào ngày September 24, 2019

Jeffrey Cammack

Tác giả: Jeffrey Cammack

Giao dịch không phải chỉ là về việc đặt các lệnh có lời, mà còn về việc bạn đối phó với giao dịch thua lỗ như thế nào và cách bạn hồi phục sau một giao dịch thua lỗ đáng kể. Chẳng ai muốn nói về các giao dịch thua lỗ vì thường thì mọi người cảm thấy không thoải mái khi làm thế. Tuy nhiên, thua lỗ vài giao dịch có thể là một việc tốt vì nó sẽ dạy bạn nên làm gì nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực này.

Tôi không định nói về các giao dịch nhỏ mà tôi thua lỗ khi mà tôi đã từng làm cháy nhiều tài khoản lúc tôi còn đang học cách giao dịch, mà tôi muốn tập trung nói về các giao dịch có tác động cảm xúc lớn. Khi bạn là một nhà giao dịch giàu kinh nghiệm bạn vẫn sẽ đối mặt với những cú lỗ lớn và chúng có thể để lại các dấu ấn trong tâm lý của bạn. Điều này có thể thay đổi bạn theo hướng tốt hơn, hoặc ngược lại. Đây là 3 giao dịch thua lỗ và những điều mà tôi đã học được từ chúng.

Thua Lỗ #1 – Thua Lỗ Lớn Trong Cặp Aud/Usd

Khi bạn quá tập trung vào lợi nhuận tiềm năng, đầu óc của bạn sẽ không còn tỉnh táo. Thường điều này nghĩa là bạn sẽ quên các biện pháp quản lý rủi ro, và sẽ dẫn đến việc dễ bị đe dọa bởi các rủi ro hơn. Cảm giác thất vọng và giận dữ rất sống động khi bạn mất một lượng tiền lớn. Điều tích cực duy nhất về việc đó là chúng ta có thường học được nhiều điều nhất từ những sự việc để lại một ấn tượng sâu đậm trong tâm trí ta. 

Khoảng lỗ của tôi phát sinh từ lệnh mua AUD/USD trong khoảng đầu năm 2018 khi đồng AUD đang trong xu hướng tăng bền vững và vượt mức trần năm 2017.

Tôi đã quá tự tin trong giao dịch này, và tôi quên việc bám sát kế hoạch giao dịch và chiến lượt quản lý rủi ro. Tôi đã học được rằng tôi là một nhà giao dịch tốt hơn thế để mắc một sai lầm như vậy. Khi chúng ta phạm sai lầm, bản năng tự nhiên là đổ lỗi cho những lý do khác thay vì tìm hiểu điều gì thực sự đã xảy ra.

Bài học: tôi học được rằng phải luôn chịu trách nhiệm cho hành động của chính bản thân, đừng đổ lỗi cho các nhân tố bên ngoài, mà hãy đổ lỗi cho chính bản thân mình.

Thua Lỗ #2 – Dự Đoán Đúng Nhưng Vẫn Mất Tiền

Tôi muốn nói về giao dịch vàng đã thua lỗ của mình. Mọi thứ đã được vạch ra cho một giao dịch nhiều ngày hoàn hảo. Sai lầm của tôi, tuy nhiên, nằm ở việc quản lý một giao dịch nhiều ngày bằng biểu đồ trong ngày, để rồi bị phân tâm bởi các nhiễu động hằng ngày dẫn đến việc dừng giao dịch đó.

Tôi cá là mọi người đều có những giao dịch như vậy. Ngay cả khi đã đoán đúng hướng của thị trường, nhưng bằng cách nào đó bạn vẫn làm rối tung khoản giao dịch và làm mất tiền. Khi bị áp lực, sự chú ý của bạn sẽ giảm và bạn sẽ chỉ tập trung vào một thứ mà quên rằng phải chú ý những thứ còn lại.

Bài học: Luôn luôn bám sát khung thời gian bạn dùng để lập giao dịch và đừng cố gắng quản lý các tiểu tiết trong giao dịch của bạn.

Thua Lỗ #3 – Luôn Luôn Bắt Đầu Giao Dịch Nhỏ Sau Nhiều Lần Thua Lỗ

Bài học thứ ba tôi đã nhận được từ các khoản lỗ là, hãy luôn luôn cố quay lại thị trường bằng các lệnh giao dịch nhỏ. Đặc biệt là sau một chuỗi thua lỗ liên tục. Việc này đã giúp tôi rất nhiều trong việc lấy lại sự tự tin. Không chỉ vậy, nó còn giúp tôi bảo vệ số dư tài khoản trong những lúc chiến lượt giao dịch của tôi không tốt, hoặc đơn giản là tôi có cảm giác đúng về sự lên xuống của thị trường.

Bài học: Trong những thời điểm khó khăn, việc bắt đầu vào các lệnh có khối lượng nhỏ trong ngày đầu giao dịch sau khi thua lỗ là rất quan trọng.

Nếu như bạn không phân tích các khoản lỗ, bạn sẽ không bao giờ học được gì từ những thất bại của mình. Hãy dành thời gian để ghi lại những gì xảy ra vào lúc các giao dịch thua lỗ trong nhật ký giao dịch của mình, vì đó là cách tốt nhất để bạn học từ những thất bại và tìm hiểu về các nguyên do.

Đăng ký nhận tin

Biểu mẫu này sử dụng phương thức xác nhận kép. Bạn cần phải xác nhận email của mình trước khi được thêm vào danh sách.

Đóng