Tác giảTác giả: Jeffrey CammackCập nhật: July 20, 2020

Cập nhật lần cuối vào ngày July 20, 2020

Jeffrey Cammack

Tác giả: Jeffrey Cammack

Rất nhiều nhà giao dịch xem thường sự quan trọng của việc quản lý rủi ro. Những nhà giao dịch thành công là những người biết cách giao dịch Ngoại hối, và quan tâm đến việc bảo toàn vốn nhiều hơn việc tìm lợi nhuận. Sự khác biệt giữa một nhà giao dịch thành công và một người mất tất cả không nằm ở sự may mắn, mà nằm ở cách họ quản lý mức rủi ro trong các giao dịch, cũng như biết họ muốn trở thành kiểu nhà giao dịch nào

Một nhà giao dịch thành công sẽ tiếp cận mỗi giao dịch với sự chính xác như của một tay súng bắn tỉa: cố gắng dự đoán tất cả rủi ro và làm mọi việc để tránh chúng. Trong giao dịch Ngoại hối, điều đó được đúc kết thành ba yêu cầu cơ bản:

  1. Biết về cặp tiền tệ của mình;
  2. Biết về giới hạn của mình;
  3. Lập tỷ lệ lời – lỗ;

1.    Biết Về Cặp Tiền Tệ Của Mình

Một trong những khía cạnh hay bị bỏ nhất trong quản lý rủi ro là kiến thức – khi đó giao dịch của bạn sẽ ít phụ thuộc vào may mắn mà phụ thuộc vào kinh nghiệm nhiều hơn. Khi đầu tư vào một cặp tiền tệ, hãy nghiên cứu nó trước. Tìm kiếm các thông tin có thể tác động tới giao dịch của bạn, cố gắng phân tích tâm lý thị trường, mở vài biểu đồ và kiểm tra xem cặp tiền tệ đó đã phản ứng với các sự kiện trong quá khứ như thế nào.

Trước khi vào lệnh, hãy xem qua biểu đồ hiện tại và kiểm tra lịch sự kiện tin tức để xem cặp tiền tệ sẽ lên hoặc xuống trong khoảng thời gian sắp tới ra sao, và bạn nên đặt lệnh ở mức giá nào. Hãy quan sát kỹ biến động của thị trường hiện tại rồi đặt lệnh dừng lỗ và chốt lời dựa theo điều đó.

2.    Biết Giới Hạn Của Mình

Các nhà giao dịch chuyên nghiệp không bao giờ mạo hiểm nhiều hơn 2%-3% vốn của họ vào một giao dịch duy nhất. Để làm được điều đó, bạn cần phải tính toán rủi ro của giao dịch và ngăn bản thân ra các quyết định có thể gây thiệt hại lớn. Năm yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro của bạn là:

  • Mức dừng lỗ, có đơn vị là pips
  • Giá trị pip, đơn vị là đô la trên lô
  • Kích thước lệnh, tính theo lô
  • Vốn (đô la)
  • Đòn bẩy đang dùng

Tính mức rủi ro theo USD

Đây là cách tính mức rủi ro theo USD.

Calculating Equity Risk

Tính toán rủi ro theo % của Vốn thực tế của tài khoản (Calculating Risk in % of Account Equity)

Thêm một tỷ lệ % của tài khoản.

Calculating % Risk

Tính rủi ro khi dùng đòn bẩy

Đòn bẩy là một công cụ tuyệt vời, nhưng nó cũng sẽ tăng mức rủi ro khi bạn tăng đòn bẩy. Mức đòn bẩy đang dùng sẽ được đem vào công thức dưới đây. Trong ví dụ này, chúng ta sẽ dùng đòn bẩy 1:10

Equity & % risk with leverage

Bằng cách tính những thứ này, bạn có thể thấy giới hạn của bạn là ở đâu, và khi nào thì rủi ro trở nên quá cao. Không quan trọng việc bạn tin tưởng vào khả năng giao dịch của mình cỡ nào, bạn sẽ luôn có những giao dịch đi ngược ý mình, vì thế quản lý rủi ro ở mức độ giao dịch rất quan trọng. Vì thế, hãy đặt một tỷ lệ lời – lỗ phù hợp với bản thân.

3.    Lập Tỷ Lệ Lời – Lỗ 

Một nhà giao dịch phải thu được lời cao hơn lỗ để thành công trong dài hạn. Một nhà giao dịch tốt luôn mạo hiểm ít hơn khả năng mạo hiểm tối đa của họ trong một giao dịch. Không có tỷ lệ chính xác để bạn học theo bởi vì nó tùy thuộc vào kiểu giao dịch và cặp tiền được giao dịch. Mục tiêu là tối thiểu hóa rủi ro hết sức có thể và tối đa hóa lợi nhuận.

win-loss-ratio-research

Lợi nhuận trung bình và Thua lỗ trung bình với mỗi cặp tiền – Nguồn: DailyFX

Một trong những sàn Ngoại hối lớn nhất Hoa Kỳ, sau khi nghiên cứu hàng triệu giao dịch của khách hàng, đã phát hiện rằng mặc dù những khách hàng lẻ thường dự đoán đúng nhiều hơn là sai, họ vẫn thua lỗ. Họ kết luận rằng lý do duy nhất những nhà giao dịch mất tiền trong dài hạn là “tiền họ mất vào những giao dịch thua lỗ nhiều hơn là tiền họ kiếm được từ những giao dịch sinh lợi.

Tỷ lệ lời-lỗ thấp: Rủi ro cháy tài khoản

Rủi ro cháy tài khoản nói về khả năng bạn mất sạch quỹ giao dịch. Giả sử là bạn chấp nhận rủi ro 5 % trên mỗi giao dịch. Ngoài ra, ta sẽ đưa cả hai khái niệm rủi ro cháy tài khoản và tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận vào ví dụ. (xem Hình 1 bên dưới)

Tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận càng cao, thì cần ít % số lượng giao dịch có lời hơn.

risk-of-ruin

Hình 1: Ví dụ Bảng rủi ro cháy tài khoản – Rủi ro 5% nguồn vốn trên mỗi giao dịch

Kết Luận

Giao dịch Ngoại hối không phải là công việc hái ra tiền, hay là về việc dự đoán thị trường hoặc thuộc về lãnh vực tài chính. Các nhà giao dịch Ngoại hối đang làm việc trong mảng quản lý rủi ro, và chúng ta phải nghĩ chúng ta là một công ty quản lý rủi ro. Tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận càng cao thì nhà giao dịch Ngoại hối đó càng thành công.

Đăng ký nhận tin

Biểu mẫu này sử dụng phương thức xác nhận kép. Bạn cần phải xác nhận email của mình trước khi được thêm vào danh sách.

Đóng